Sự thật về công dụng “kích thích” của củ ba kích

Ba kích được sử dụng chủ yếu bằng cách ngâm rượu.
Rượu ba kích tím có tác dụng kéo dài thời gian giao hợp, giúp hạ huyết áp, tăng cường hoạt động của não, giúp ngủ ngon. Ba kích có tác dụng tăng lực, giúp ăn ngon miệng, tăng dẻo dai cơ bắp cơ. Đối với bệnh nhân đau lưng, mỏi gối, nhức xương khớp, phong thấp… sau khi dùng ba kích dài ngày, các triệu chứng đau mỏi giảm rõ rệt.

 

cong-dung-cua-cu-ba-kich-3
Công dụng đặc biệt của ba kích là làm tăng thời gian giao hợp (ảnh IFN)

 

Công dụng đặc biệt nhất của ba kích tím là làm cố tinh, tăng thời gian giao hợp, đặc biệt có tác dụng đối với những người bị xuất tinh sớm, giao hợp yếu và thưa. Những người bị di mộng tinh do loãng tinh, dùng ba kích rất tốt vì lượng tinh sẽ đặc trở lại chỉ sau một thời gian rất ngắn.

 

Đối với phụ nữ, ba kích cũng rất tốt cho những ai mắc bệnh lạnh chân tay, kinh nguyệt không đều, lãnh cảm.   Tuy nhiên từ xưa tới nay, người ta chỉ để ý tới công dụng mà không biết rằng ba kích không phải phù hợp với tất cả nam giới.

 

Những người đang bị táo bón, tiểu đỏ, miệng đắng, đau mắt, hồi hộp và bệnh tim thì không nên dùng. Những người bị đau dạ dày, thượng vị cần thận trọng khi dùng.   Trên thực tế, ba kích có tác dụng hỗ trợ và cải thiện hoạt động sinh dục cũng như điều trị vô sinh cho những nam giới nếu nguyên nhân là suy nhược thể lực. Còn các trường hợp tinh dịch ít, tinh trùng chết nhiều, không có tinh trùng, không xuất tinh khi giao hợp… thì ba kích không có tác dụng.

 

cong-dung-cua-cu-ba-kich
Tuy nhiên không phải nam giới nào cũng phù hợp với ba kích (ảnh CT)

 

Ba kích là một vị cố tinh, làm xuất tinh chậm nên người nào bị khó xuất tinh, nếu uống ba kích vào lại càng khó thêm.
Đặc biệt, lõi củ ba kích có chất độc, khi chế biến bắt buộc phải bỏ lõi, nếu không sẽ gây hại cho tim. Hầu hết các vị thuốc thường ngâm rượu với nồng độ 40 độ, nhưng với ba kích, chỉ rượu đạt nồng độ 45-47 độ mới có thể chiết xuất được tối đa dược chất.

 

cong-dung-cua-cu-ba-kich-2
Khi chế biến ba kích phải bỏ lõi tránh gây hại cho tim (ảnh WTT)

 

Trước khi ngâm rượu, rửa sạch ba kích để ráo hết hẳn nước. Nếu là ba kích tươi, dùng dao khía vào phần thịt củ ba kích để lộ ra phần lõi, dùng dao tách phần thị và rút bỏ lõi chỉ lấy phần thịt. Cho thịt ba kích vào bình chứa rồi đổ rượu lên (tỷ lệ khuyến cáo: cứ 2kg ba kích tươi hoặc 0,5kg ba kích khô thì ngâm với 10 lít rượu nếp quê chuẩn 47-52 độ rượu).

Sau khi ngâm được 15 ngày là có thể sử dụng được. Vì ngâm rượu nặng nên khi sử dụng cần pha loãng với nước lọc. Rượu ba kích nên dùng trong bữa ăn trưa hoặc tối, mỗi bữa uống từ 1 đến 2 ly nhỏ.

Củ ba kích có 2 loại: ba kích trắng và ba kích tím. Mặc dù nhìn bề ngoài, cả 2 loại đều có màu ngà vàng. Gọi là ba kích tím vì khi ngâm rượu, ba kích tím sẽ làm rượu chuyển màu tím sẫm. Ba kích trắng ngâm rượu thì không chuyển màu như ba kích tím. Ba kích tím được đánh giá tốt hơn ba kích trắng.

 

Leave a Reply

Địa chỉ Email của bạn sẽ không hiển thị. Những trường có dấu bắt buộc phải nhập vào